Tuần hoàn máu

Cập nhật lúc: 16:01 14-09-2016 Mục tin: Sinh học lớp 11


Ở những động vật có kích thước lớn để có thể vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể cần có hệ tuần hoàn. Hệ tuần hoàn đã được câu tạo như thế nào ? Có những dạng hệ tuần hoàn nào chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này

I. Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn

1. Cấu tạo của hệ tuần hoàn

- Dịch tuần hoàn: máu hoặc hỗn hợp máu và dịch mô, hoà tan các chất dinh dưỡng và các chất khí → vận chuyển các chất từ cơ quan này sang cơ  quan khác đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể.

- Tim: hút và đẩy máu trong hệ mạch→ máu được tuần hoàn liên tục trong hệ mạch

- Hệ thống mạch máu:

Động mạch: Dẫn máu  từ tim đến các mao mạch  và các tế bào  

Mao mạch:  Dẫn máu từ  động mạch với tĩnh mạch

Tĩnh mạch: Dẫn máu từ các các mao mạch về tim

2. Chức năng của hệ tuần hoàn

- Cung cấp chất dinh dưỡng, ôxi cho tế bào hoạt động

- Đưa các chất thải đến thận, phổi để thải ra ngoài

→Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể

II. Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật

- Động vật đa bào có cơ thể nhỏ dẹp và động vật đơn bào không có hệ tuần hoàn và các chất được trao đổi qua bề mặt cơ thể

- Động vật đa bào kích thước cơ thể lớn, do trao đổi chất qua bề mặt cơ thể không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể → có hệ tuần hoàn

1. Phân biệt hệ tuần hoàn kín và hệ tuần hoàn hở

 

Hình 1 : Hệ tuần hoàn kín và hệ tuần hoàn hở 

Bảng 1 : So sánh đặc  điểm  của hệ tuần hoàn hở  và hệ tuần hoàn kín 

2. Phân biệt hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép

Hình 2 : Hệ tuần hoàn đơn

Hình 3 : Hệ tuần hoàn kép

                              Bảng 2 : So sánh đặc  điểm của hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép 

Đặc điểm so sánh

Hệ tuần hoàn đơn

Hệ tuần hoàn kép

Đại diện

Lớp Cá

Lớp Lưỡng cư, bò sát, chim và thú

Cấu tạo của tim

Tim 2 ngăn

Tim ba ngăn  hoặc 4 ngăn

Số vòng tuần hoàn

Chỉ có 1 một vòng tuần hoàn,

Có 2 vòng tuần hoàn,vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.

Máu đi nuôi cơ thể

Đỏ thẩm

Máu pha hoặc máu đỏ tươi

Tốc độ của máu trong động mạch  

Máu chảy với áp lực TB

Máu chảy với áp lực cao.

3. Chiều hướng tiến hoá của hệ tuần hoàn

Từ chưa có hệ tuần hoàn → có hệ tuần hoàn và hệ tuần hoàn ngày càng hoàn thiện.

Từ hệ tuần hoàn hở → hệ tuần hoàn kín.

Từ tuần hoàn đơn (tim 3 ngăn với một vòng tuần hoàn) → tuần hoàn kép (từ tim ba ngăn, máu pha nhiều ® tim ba ngăn với vách ngăn trong tâm thất, máu ít pha trộn hơn → tim bốn ngăn máu không pha trộn).

  

Hình 4 : Chiều hướng tiến hoá của hệ tuần hoàn 

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Sinh lớp 11 - Xem ngay

>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025