Cập nhật lúc: 10:58 25-09-2017 Mục tin: Sinh học lớp 11
Xem thêm: Đề thi chọn HSG
SỞ GD&ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1 |
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG Năm học 2016 - 2017 Môn sinh học lớp 11 Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề |
Câu 1: (1.0 điểm)
a. Tại sao nói: "Thoát hơi nước là tai họa tất yếu của cây".
b. Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ có thể xảy ra ở những cây bụi thấp và cây thân thảo?
Câu 2: (1.0 điểm)
Người ta làm một thí nghiệm như sau: đặt 1 cây thực vật C3 và 1 cây thực vật C4 (kí hiệu A, B) vào một nhà kính được chiếu sáng với cường độ thích hợp, được cung cấp đầy đủ CO2 và có thể điều chỉnh nồng độ O2 từ 0 đến 21%. Tiến hành theo dõi cường độ quang hợp và kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau:
Hàm lượng O2 |
Cường độ quang hợp (mg CO2/dm2/giờ) |
|
Cây A |
Cây B |
|
21% |
25 |
40 |
0% |
40 |
40 |
Em hãy cho biết cây A, B thuộc nhóm thực vật C3 hay thực vật C4? Giải thích.
Câu 3: (1.5 điểm)
Các câu nhận định dưới đây là đúng hay là sai? Giải thích?
(1) Cá mè hoa có ruột ngắn hơn cá trắm cỏ (sống ở ao hồ, đồng ruộng).
(2) Hô hấp bằng phổi ở chim và thú là hình thức trao đổi khí có hiệu quả cao hơn hết so với các động vật khác.
(3) Khi bị ngạt thở thì tim không thể đập mạnh và nhanh.
(4) Ở động vật ăn cỏ, mặc dù nguồn thức ăn chủ yếu là xenlulôzơ nhưng vẫn đảm bảo đủ hàm lượng prôtêin.
Câu 4: (2.0 điểm)
Điện thế nghỉ và điện thế hoạt động của nơron sẽ như thế nào trong mỗi trường hợp sau? Giải thích.
Câu 5: (2.0 điểm)
a. Khi tâm thất của tim động vật có vú co, áp lực trong tâm thất trái và tâm thất phải khác nhau. Nguyên nhân nào dẫn đến sự khác nhau đó? Nêu ý nghĩa của hiện tượng trên đối với tuần hoàn máu.
b. Cho các động vật sau: trai, cua, cá chép, cá hồi, cá heo, chim bồ câu, châu chấu, ếch, người. Hãy sắp xếp các loài động vật trên phù hợp với các dạng hệ tuần hoàn ở động vật:
(1) Hệ tuần hoàn hở.
(2) Hệ tuần hoàn đơn.
(3) Hệ tuần hoàn kép.
Câu 6: (2.5 điểm)
Phân biệt vận động khép lá - xòe lá ở cây me và cây trinh nữ.
Câu 1: 1.0 điểm
a. Là tai họa vì: 99% lượng nước cây hút vào được thải ra qua lá, điều này không dễ dàng đối với cây sống trong môi trường khô hạn, thiếu nước. 0.5 điểm
- Là tất yếu vì:
b. Vì những cây này thường thấp, dễ bị tình trạng bão hòa hơi nước và áp suất rễ đủ mạnh để đẩy nước từ rễ đến lá gây hiện tượng ứ giọt. 0.5 điểm
Câu 2. 1.0 điểm
Câu 3. 1.5 điểm
(1) Đúng vì: Cá mè hoa ăn động vật phù du là loại thức ăn dễ tiêu nên ruột không phát triển dài. Cá trắm cỏ ăn TV (thức ăn khó tiêu) nên ruột dài để tiêu hóa thức ăn.
(2) Đúng vì:
(3) Sai vì khi bị ngạt thở hàm lượng CO2 trong máu sẽ tăng. Dòng máu đến tủy có nhiều CO2 sẽ kích thích trung khu hô hấp hoạt động tích cực theo cơ chế phản xạ → hô hấp sẽ mạnh và nhanh hơn.
(4) Đúng vì nguồn protein được đáp ứng bởi xác của VSV sống cộng sinh (sống trong dạ cỏ).
Câu 4. 2.0 điểm
Câu 5. 2.0 điểm
a. Do thành tâm thất trái dày hơn phải nên khi co tạo ra áp lực lớn hơn.
b. Sắp xếp:
Câu 6: (2.5 điểm)
Khép – xòe lá ở cây me |
Cụp xòe lá ở cây trinh nữ |
|
Bản chất |
Là loại ứng động sinh trưởng |
Là kiểu ứng động không sinh trưởng |
Tác nhân |
Ánh sáng |
Sự va chạm cơ học |
Cơ chế |
Do tác động của auxin dẫn đến sự sinh trưởng không đều ở mặt trên và mặt dưới của lá. |
Do sự thay đổi sức trương của nước ở tế bào chuyên hóa nằm ở cuống lá, không liên quan tới sự sinh trưởng |
Tính chất biểu hiện |
- Biểu hiện chậm - Có tính chu kỳ |
- Biểu hiện nhanh - Không có tính chu kì |
Ý nghĩa |
Giúp lá xòe ra khi có ánh sáng để quang hợp và cụp lại khi tối để giảm thoát hơi nước |
Giúp lá không bị tổn thương khi có tác động cơ học
|
>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Các bài khác cùng chuyên mục
Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025