Cập nhật lúc: 09:35 02-02-2018 Mục tin: Sinh học lớp 9
Xem thêm: CĐ 7: Sinh vật và môi trường
1. Quan hệ hỗ trợ cùng loài:
Xảy ra khi gặp điều kiện thuận lợi.
- Bình thường các cá thế cùng loài sống tụ tập bên nhau, tạo ra các quần tụ cá thế.
Ví dụ: Trâu, bò, ngựa đi ăn thành bầy, đàn; chim di cư theo bầy...
- Quần tụ giúp các cá thể tìm kiếm ăn, tự vệ, sinh sản tốt hơn.
- Ở thực vật, hiện tượng cây liền rễ giúp chống gió, chống mất nước tốt hơn.
- Mức độ quần tụ thay đổi tùy loài, tùy điều kiện cụ thể.
2. Quan hệ cạnh tranh cùng loài:
Xảy ra khi gặp điều kiện quá bất lợi như thiếu thức ăn, chỗ ở...
a) Hiện tượng tự tỉa cành: Trong điều kiện cây bị che khuất, thiếu ánh sáng, các cành bị che khuất chết đi gọi là tự tỉa cành. Hiện tượng này giúp cây tiết kiệm năng lượng tiêu hao ở phần bị che khuất.
b) Tăng độ tử vong, giảm độ thụ tinh: Khi mật độ cá thể trong loài quá dày đặc dẫn đến thiếu thức ăn, chỗ ở, dẫn đến đói, dịch bệnh làm một số chết đi, mặt khác làm cho khả năng sinh sản cũng sẽ giảm xuống.
c) Cạnh tranh sinh học: Là hiện tượng luôn luôn xảy ra trong mỗi loài như các cây giành ánh sáng, nước khoáng; khi có dịch bệnh cá thể nào khỏe mạnh sẽ được sống sót.
d) Ăn lẫn nhau: Xảy ra do quá thiếu thức ăn, chẳng hạn gà ăn trứng saa khi đẻ, cá mẹ ăn cá con... Do vậy trong chăn nuôi và trồng trọt cần phải có mật độ thích hợp và cung cấp đủ lượng chất dinh dưỡng.
>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Các bài khác cùng chuyên mục
Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025