Dinh dưỡng nito ở thực vật ( tiếp)

Cập nhật lúc: 11:59 02-07-2016 Mục tin: Sinh học lớp 11


Trình bày cơ chế chung của sự đồng hoá nitơ khoáng và nitơ tự do (N2) trong đất và trong không khí

III. QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA NITƠ TRONG ĐẤT VÀ CỐ ĐỊNH NITƠ

1. Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất

- Con đường chuyển hóa nitơ hữu (trong xác sinh vật) trong đất thành dạng nitơ khoáng (NO3- và NH4+)

 

Gồm 2 giai đoạn

* Quá trình amôn hóa: Các axit amin nằm trong các hợp chất mùn, trong xác bã động vật, thực vật sẽ bị vi sinh vật ( Vi khuẩn amôn hóa) trong đất phân giải tạo thành NH4+theo sơ đồ

Nitơ hữu cơ + vi khuẩn amôn hóa à NH4+

Quá trình amôn hóa diễn ra như sau:

Chất hữu cơ trong đất \(\rightarrow\) RNH2 + CO2 + phụ phẩm

RNH2 + H2O \(\rightarrow\) NH3 + ROH

NH3 + H2O  \(\rightarrow\) NH4+ + OH-

* Qúa trình nitrat hóa: khí NH3 được tạo thành do vi sinh vật phân giải các hợp chất hữu cơ sẽ bị vi khuẩn hiếu khí (vi khuẩn nitrat hóa) như Nitrosomonas oxy hóa thành HNO2 và Nitrosobacter tiếp tục oxi hóa HNO2 thành HNO3 theo sơ đồ

NH4+ + Nitrosomonas \(\rightarrow\) NO2- + Nitrosobacter \(\rightarrow\) NO3-

Quá trình nitrat hóa diễn ra như sau:

2NH3 + 3O 2 \(\rightarrow\) 2 HNO2 + H2O

2 HNO2 + O2 \(\rightarrow\) 2 HNO3 

* Lưu ý: Trong điều kiện môi trường đất kị khí, xảy ra quá trình chuyển hóa nitrat thành nitơ phân tử ( NO3- à N2) gọi là quá trình phản nitrat hóa

                         NO3- + vi khuẩn phản nitrat hóa à N2      

-> Hậu quả: gây mất mát nitơ dinh dưỡng trong đất

2. Quá trình cố định nitơ phân tử

- Khái niệm: Quá trình cố định nitơ là quá trình liên kết N2 với H2 thành NH3.

=> Ý nghĩa: có vai trò quan trọng trong việc bù đắp lượng nitơ mất đi do cây trồng sử dụng trong quá trình sinh trưởng và phát triển.

- Cố định nitơ phân tử diễn ra theo 2 con đường: N2 +  H2\(\xrightarrow[t>1500]{tia ld}\)NH3

* Con đường vật lý hóa học: xảy ra trong điều kiện có sấm sét, tia lửa điện,... 

N2 + O2 \(\rightarrow\) 2NO

2NO + O2 \(\rightarrow\) 2NO­2

      2NO­2 + 2H2O + 3O2 \(\rightarrow\) 4HNO3 \(\rightarrow\) NO3- + H+

* Con đường sinh học: là con đương cố định nitơ phân tử nhờ các vi sinh vật thực hiện 

- Vi sinh vật cố định nitơ gồm 2 nhóm:

+ Nhóm vi sinh vật sống tự do: vi khuẩn lam, Azotobacter, Clotridium, Anabeana, Nostoc,...

+ Nhóm vi sinh vật sống cộng sinh với thực vật: Các vi khuẩn thuộc chi Rhizobium trong nốt sần rễ cây họ Đậu, Anabeana azollae trong bèo hoa dâu,...

- Quá trình cố định nitơ phân tử có thể tóm tắt:

- Cơ sở khoa học: Vi khuẩn cố định nitơ có khả năng tuyệt vời như vậy là do trong cơ thể chúng có chứa 1 loại enzim đọc nhất vô nhị là Nitrogenaza. Enzim nay có khả năng bẻ gẫy ba liên kết cộng hóa trị giữa 2 nguyên tử nitơ để liên kết với H2 tạo thành NH3, trong môi trường nước NH3 chuyển thành NH4+ 

- Điều kiện để quá trình cố định nitơ diễn ra:

+ Có các lực khử mạnh với thế năng khử cao (NAD, FADP).

+ Được cung cấp năng lượng ATP

+ Có sự tham gia của enzim Nitrogenaza

+ Thực hiện trong điều kiện kị khí

- Ý nghĩa: có tầm quan trọng trong cải tạo đất nghèo dinh dưỡng, hàng năm các loại vi sinh vật cố định nitơ có khả năng tổng hợp khoảng 100-400 kg nitơ/ha

IV. BÀI TẬP

Câu 1: Khi nào môi trường dinh dưỡng trong đất bị mất nitơ dinh dưỡng? Nguyên nhân do đâu? Và trong sản xuất cần làm gì để ngăn chặn hiện tượng trên?

Hướng dẫn:

-  Trong điều kiện môi trường đất bị kị khí do ngập úng lâu ngày, độ thoáng đất kém,... sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn phản nitrat hóa ( sống trong môi trường kị khí) thực hiện phân giải NO3- trong đất thành N2 phân tử dẫn đến hao hụt nitơ dinh dưỡng trong đất

-> Biện pháp khắc phục trong quá trình sản xuất:

+ Thường xuyên xới xáo, sục bùn

+ Bón vôi cho đất,...

Câu 2: Hãy tính lượng phân bón nitơ cho một thu hoạch 15 tấn chất khô/ha. Biết rằng nhu cầu dinh dưỡng của cây này đối với nitơ là 8g/kg chất khô và hệ số sử dụng phân bón là 60%, khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất bằng 0.

Hướng dẫn: Cần xác định lượng nitơ cần để thu hoạch 15 tấn chất khô/ha

                   Qua hệ số sử dụng phân bón tính lượng cần

Đáp án:   8 x 15 : 60% = 200kg nitơ/ha

 

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Sinh lớp 11 - Xem ngay

>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025