Đề thi HSG môn Sinh lớp 10 - THPT Trần Phú - năm học 2017 - 2018 - có hướng dẫn giải chi tiết

Cập nhật lúc: 09:16 12-02-2018 Mục tin: Sinh học lớp 10


Tại sao ở thế kỉ XIX nấm được xếp vào giới Thực vật, đến thế kỉ XX Whittaker và Margulis lại xếp nấm vào một giới riêng?

TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ    ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2017 - 2018

                                                                                Môn thi : Sinh học 10

 

NHÓM SINH HỌC         Thời gian làm bài : 120 phút ( Không kể thời gian giao đề)

Câu I. (1 điểm)

1. Tại sao ở thế kỉ XIX nấm được xếp vào giới Thực vật, đến thế kỉ XX Whittaker và Margulis lại xếp nấm vào một giới riêng?

2. Vì sao địa y không thuộc giới thực vật, mà xếp vào giới nấm cũng không hoàn toàn chính xác?

Câu II. ( 3 điểm)

1. Tính đặc trưng,tính không đặc trưng,tính ổn định và tính không ổn định của ADN ?

2. Có 3 dung dịch để trong phòng thí nghiệm.Dung dịch 1 chứa ADN, dung dịch 2 chứa emzim amilaza , dung dịch 3 chứa glucozơ .Người ta đun nhẹ ba dung dịch này đến gần nhiệt độ sôi, rồi làm nguội từ từ về nhiệt độ phòng. Hãy cho biết mức độ biến đổi về cấu trúc xảy ra sâu sắc nhất ở hợp chất nào ? Vì sao?

3. Một đoạn ADN chứa hai gen:

         - Gen thứ nhất dài 0,51 μm và có tỉ lệ từng loại nuclêôtit trên mạch đơn thứ nhất như sau:

           A : T : G : X = 1 : 2 : 3 : 4

        - Gen thứ hai dài bằng phân nửa chiều dài của gen thứ nhất và có số lượng nuclêôtit từng                        

          loại trên mạch đơn thứ hai là: A = T/2 = G/3 = X/4

Xác định:

a. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của mỗi gen.

b. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của đoạn ADN

c. Số liên kết hyđrô và số liên kết hóa trị của đoạn ADN

Câu III. (2 điểm)

1. Em hãy vẽ cấu trúc và chú thích cấu tạo của Ty thể ? Em hãy biết tế bào nào cần có nhiều ty thể và tế bào nào không cần ti thể ? Vì sao?

2. Nêu cấu trúc của phôtpholipit. Vì sao phôtpholipit lại giữ chức năng quan trọng trong cấu trúc màng sinh học?

3. Bào quan nào được ví như là một túi chứa enzim trong tế bào nhân thực? Nêu chức năng của bào quan đó?

Câu IV.  (4  điểm)

1. Cho 3 mô thực vật (1,2,3)cùng loại có kích thước và khối lượng bằng nhau vào ba môi trường khác nhau:

          -Mô 1 vào môi trường chứa nước cất.

          -Mô 2 vào môi trường chứa dung dịch nước muối ưu trương.

          -Mô 3 vào môi trường chứa dung dịch muối đẳng trương.

Sau vài giờ thì 3 mô thực vật trên có thay đổi như thế nào? Giải thích sự thay đổi đó.

2. Tại sao khi làm mứt các loại củ, quả … trước khi rim đường người ta thường luộc qua nước sôi?

3. Co nguyên sinh là gì? Điều kiện để xảy ra hiện tượng co nguyên sinh? Những loại protein nào trên màng tế bào đóng vai trò chủ yếu trong hiện tượng này? 

Câu Đáp án Điểm

I

(1đ)

1. Ở thế kỉ XIX nấm được xếp vào giới thực vật, đến thế kỉ XX Whittaker và Margulis lại xếp nấm vào giới riêng vì :

-         Ở thế kỉ XIX nấm được xếp vào giới thực vật vì nấm có đặc điểm giống với thực vật: sinh vật nhân thực, đa bào, sống cố định và có thành tế bào.

-         Đến thế kỉ XX Whittaker và Margulis lại xếp nấm vào mọt giới riêng vì nấm có những đặc điểm cơ bản khác với thực vật: chất dự trữ của nấm là glycogen, thành tế  bào cấu tạo từ kitin và không có chứa lục lạp.

2. - Địa y là một dạng sống cộng sinh đặc biệt giữa nấm với tảo hay vi khuẩn lam.

- Địa y không phải nấm vì ngoài các tế bào nấm, địa y còn có các tế bào tảo hay vi khuẩn lam có chứa chất diệp lục nên có khả năng tự dưỡng mà giới nấm là dị dưỡng.

0,25đ

 

 

 

0,25đ

 

 

0,25đ

 

 

0,25đ

II

(3đ)

1.

*Tính đặc trưng của ADN :

- Thành phần , số lượng, trình tự sắp xếp các nucleotit trong ADN của loài.

- Hàm lượng ADN trong nhân tế bào.

- Tỉ lệ ( A + T)/(G+X) trong ADN của loài

* Tính không đặc trưng của ADN : Gồm những điểm giống nhau của ADN các loài

* Tính ổn định: Tính đặc trưng của ADN được ổn định qua các thế hệ

- Đối với sinh vật sinh sản vô tính : Nhờ quá trình nhân đôi ADN và quá trình phân lý NST trong quá trình nguyên phân.

- Đối với sinh vật sỉnh sản hữu tính : Nhờ quá trình nguyên phân giảm phân và thụ tinh

* Tính không ổn định của ADN: Đột biến gen

2.

- Chất bị biến đổi cấu trúc sâu sắc nhất là amylaza.

- Giải thích:

+ Amylaza là enzym có bản chất là protein, ở nhiệt độ cao thì các liên kết hydro bị bẻ gãy làm biến đổi cấu trúc không gian. Prôtêin được cấu tạo từ các loại axit amin có tính đồng nhất không cao nên khi nhiệt độ hạ xuống thì sự phục hồi chính xác các liên kết hydro sau khi đã bị bẻ gãy là khó khăn.

+ ADN khi bị đun nóng cũng bị biến đổi cấu trúc (hai mạch tách ra) do các liên kết hydro giữa hai mạch bị bẻ gãy; nhưng do các tiểu phần hình thành liên kết hydro của ADN có số lượng lớn, tính đồng nhất cao nên khi nhiệt độ hạ xuống, các liên kết hydro được tái hình thành. Vì vậy, khi nhiệt độ hạ thấp thì ADN có thể hồi phục cấu trúc ban đầu.

+ Glucôzơ là một phân tử đường đơn. Các liên kết trong phân tử đều là các liên kết cộng hóa trị bền vững, không bao giờ đứt gãy tự phát trong điều kiện sinh lý tế bào, rất bền với tác dụng của nhiệt độ cao.

3. 1. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtlt trên mỗi mạch đơn của mỗi gen:

a. Gen thứ nhất:

- Tổng số nuclêôtit của gen: (0,51 . 104 .2 )/ 3,4 = 3000 (nu)

- Số nuclêôtit trên mỗi mạch gen: 3000 : 2 = 1500 (nu)

Theo đề bài:

A1 : T1 : G1 : X1 = 1 : 2 : 3 : 4 = 10% : 20% : 30% : 40%

- Vậy số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của gen thứ nhất:

+ A1 = T2 = 10% = 10% . 1500 = 150 (nu)

+ T1 = A2 = 20% = 20% . 1500 = 300 (nu)

+ G1 = X2 = 30% = 30% . 1500 = 450 (nu)

+ X1 = G2 = 40% = 40% .1500 = 600 (nu)

b. Gen thứ hai:

- Số nuclêôtit của gen:

3000 : 2 =1500 (nu)

- Số nuclêôtit trên mỗi mạch gen: 1500 : 2 = 750 (nu)

Theo đề bài :

A2 = T2/2 = G2/3 = X2/4

=> T2 = 2A2, G2 = 3A2, X2 = 4A2

A2 + T2 + G2 + X2 = 750

A2 + 2A2 + 3A2 + 4A2 = 750 → A2 = 75

- Vậy, số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của gen thứ hai:

+ T1 = A2 = 75 (nu) = 75/750 . 100% = 10%

+ A1 = T2 = 2 . 10% = 20% = 20% .750 = 150 (nu)

+ X1 = G2 = 3 . 10% = 30% = 30% . 750 = 225 (nu)

+ G1 = X2 = 10% . 4 = 40% = 40% . 750 = 300 (nu)

2. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của đoạn ADN :

- Đoạn ADN có: 3000 + 1500 = 4500 (nu)

- A = T = 150 + 300 + 75 +150 = 675 (nu) = 675/400 . 100% = 15%

- G = X = 50% - 15% = 35% = 35% . 4500 = 1575 (nu)

3. Số liên kết hyđrô và số liên kết hóa trị của đoạn AND:

- Số liên kết hyđrô: 2A + 3G = 2. 675 + 3. 1575 = 6075 liên kết

Số liên kết hóa trị: 2N - 2 = 2 . 4500 -2 = 8998 liên kết

0,25đ

 

 

 

0,25đ

 

 

0,25đ

 

 

 

0,25đ

 

0,25đ

 

 

0,25đ

 

 

 

 

0,25đ

 

 

 

 

0,25đ

 

 

 

 

 

 

 

0,25đ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25đ

 

 

 

 

 

0,25đ

 

 

 

0,25đ
III(2đ)

1. Vẽ và chú thích đúng cấu trúc của ti thể

- Tế bào có nhiều ty thể nhất là tế bào cơ tim vì Tim hoạt động liên tục và tiêu tốn nhiều năng lượng nên cần có nhiều ti thể để tạo ra năng lượng.

- Tế bào không cần ti thể là hồng cầu. Vì tế bào hồng cầu có chức năng vận chuyển khí nếu có thêm ti thể thì ti thể sẽ tiêu thụ bớt khí oxi.

2. Cấu trúc và chức năng của phôtpholipit

- Gồm 1 phân tử glixeron liên kết với 2 pt axit béo, 1 gốc phôtphat, gốc phôtphat liên kết với 1 alcôn phức (côlin...)Đầu phôtphat ưa nước, đuôi axit béo kị nước ® là phân tử lưỡng cực.

- Là phân tử  lưỡng cực nên phôtpholipit vừa tương tác được với nước vừa bị nước đẩy => trong môi trường nước, các phân tử phôtpholipit có xu hướng tập hợp lại đầu ưa nước quay ra ngoài môi trường, đuôi kỵ nước quay vào nhau tạo nên cấu trúc kép, tạo nên lớp màng => tham gia cấu trúc nên tất cả các màng sinh học.

3. - Bào quan đó là lizôxôm

- Cấu trúc:  dạng túi, có một lớp màng bao bọc, chứa nhiều enzim thủy phân prôtêin, cacbohiđrat, lipit,...

- Chức năng: phân hủy các TB già, TB tổn thương, các bào quan hết hạn sử dụng

0,25đ

 

0,25đ

 

0,25đ

 

0,25đ

 

 

 

0,25đ

 

 

 

0,25đ

 

0,25đ

 

0,25đ

IV (4đ)

1.Mô 1: Trương nước, kích thước và khối lượng lớn hơn ban đầu .

-Giải thích: Do nước cất là môi trường quá nhược trương nên nước thẩm thấu vào mô thực vật làm cho mô này trương nước.

-Mô 2: Mềm, kích thước và khối lượng nhỏ hơn ban đầu.

-Giải thích: Trong môi trường ưu trương nước thẩm thấu từ trong mô thực vật ra ngoài gây cho tế bào co nguyên sinh nên mô thực vật này bị mềm và teo lại.

-Mô 3 không có hiện tượng gì.

-Giải thích: Trong môi trường đẳng trương thì nồng độ trong dịch bào và ngoài môi trường bằng nhau nên không xảy ra sự trao đổi chất qua màng.

*    2. Khi luộc qua nước sôi sẽ làm các tế bào chết đi vì vậy:

*    - Tính thấm chọn lọc của màng giảm (quá trình vận chuyển chủ động qua tế bào không diễn ra) , tế bào không bị mất nước ® mứt giữ nguyên được hình dạng ban đầu không bị teo lại

*    - Đường dễ dàng thấm vào các tế bào ở phía trong ® mứt có vị ngọt từ bên trong

3.- Co nguyên sinh là hiện tượng màng tế bào bị co lại khi đặt trong môi trường ưu trương (môi trường có nồng độ chất tan bên ngoài cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào).

- Điều kiện:

+ Môi trường bao quanh tế bào là môi trường ưu trương

+ Các tế bào phải đang còn sống

- Các phân tử protein trên màng tế bào đóng vai trò chủ yếu trong hiện tượng này là: Các protein vận chuyển (kênh ion, bơm ion, các chất mang); protein lỗ nước (aquaporin).

0,25đ

0,5đ

 

0,25đ

0,5đ

 

 

0,25đ

0,5đ

 

 

0,25đ

 

 

0,25đ

 

 

0,5đ

 

0,5đ

 

 

 

0,25


HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

Điểm

 

 

 

 

I

(1đ)

1. Ở thế kỉ XIX nấm được xếp vào giới thực vật, đến thế kỉ XX Whittaker và Margulis lại xếp nấm vào giới riêng vì :

-         Ở thế kỉ XIX nấm được xếp vào giới thực vật vì nấm có đặc điểm giống với thực vật: sinh vật nhân thực, đa bào, sống cố định và có thành tế bào.

-         Đến thế kỉ XX Whittaker và Margulis lại xếp nấm vào mọt giới riêng vì nấm có những đặc điểm cơ bản khác với thực vật: chất dự trữ của nấm là glycogen, thành tế  bào cấu tạo từ kitin và không có chứa lục lạp.

2. - Địa y là một dạng sống cộng sinh đặc biệt giữa nấm với tảo hay vi khuẩn lam.

- Địa y không phải nấm vì ngoài các tế bào nấm, địa y còn có các tế bào tảo hay vi khuẩn lam có chứa chất diệp lục nên có khả năng tự dưỡng mà giới nấm là dị dưỡng.

 

 

0,25đ

 

 

 

0,25đ

 

 

0,25đ

 

 

0,25đ

 

 

 

 

 

 

 

 

II

(3đ)

1.

*Tính đặc trưng của ADN :

- Thành phần , số lượng, trình tự sắp xếp các nucleotit trong ADN của loài.

- Hàm lượng ADN trong nhân tế bào.

- Tỉ lệ ( A + T)/(G+X) trong ADN của loài

* Tính không đặc trưng của ADN : Gồm những điểm giống nhau của ADN các loài

* Tính ổn định: Tính đặc trưng của ADN được ổn định qua các thế hệ

- Đối với sinh vật sinh sản vô tính : Nhờ quá trình nhân đôi ADN và quá trình phân lý NST trong quá trình nguyên phân.

- Đối với sinh vật sỉnh sản hữu tính : Nhờ quá trình nguyên phân giảm phân và thụ tinh

* Tính không ổn định của ADN: Đột biến gen

2.

- Chất bị biến đổi cấu trúc sâu sắc nhất là amylaza.

- Giải thích:

+ Amylaza là enzym có bản chất là protein, ở nhiệt độ cao thì các liên kết hydro bị bẻ gãy làm biến đổi cấu trúc không gian. Prôtêin được cấu tạo từ các loại axit amin có tính đồng nhất không cao nên khi nhiệt độ hạ xuống thì sự phục hồi chính xác các liên kết hydro sau khi đã bị bẻ gãy là khó khăn.

+ ADN khi bị đun nóng cũng bị biến đổi cấu trúc (hai mạch tách ra) do các liên kết hydro giữa hai mạch bị bẻ gãy; nhưng do các tiểu phần hình thành liên kết hydro của ADN có số lượng lớn, tính đồng nhất cao nên khi nhiệt độ hạ xuống, các liên kết hydro được tái hình thành. Vì vậy, khi nhiệt độ hạ thấp thì ADN có thể hồi phục cấu trúc ban đầu.

+ Glucôzơ là một phân tử đường đơn. Các liên kết trong phân tử đều là các liên kết cộng hóa trị bền vững, không bao giờ đứt gãy tự phát trong điều kiện sinh lý tế bào, rất bền với tác dụng của nhiệt độ cao.

3. 1. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtlt trên mỗi mạch đơn của mỗi gen:

a. Gen thứ nhất:

- Tổng số nuclêôtit của gen: (0,51 . 104 .2 )/ 3,4 = 3000 (nu)

- Số nuclêôtit trên mỗi mạch gen: 3000 : 2 = 1500 (nu)

Theo đề bài:

A1 : T1 : G1 : X1 = 1 : 2 : 3 : 4 = 10% : 20% : 30% : 40%

- Vậy số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của gen thứ nhất:

+ A1 = T2 = 10% = 10% . 1500 = 150 (nu)

+ T1 = A2 = 20% = 20% . 1500 = 300 (nu)

+ G1 = X2 = 30% = 30% . 1500 = 450 (nu)

+ X1 = G2 = 40% = 40% .1500 = 600 (nu)

b. Gen thứ hai:

- Số nuclêôtit của gen:

3000 : 2 =1500 (nu)

- Số nuclêôtit trên mỗi mạch gen: 1500 : 2 = 750 (nu)

Theo đề bài :

A2 = T2/2 = G2/3 = X2/4

=> T2 = 2A2, G2 = 3A2, X2 = 4A2

A2 + T2 + G2 + X2 = 750

A2 + 2A2 + 3A2 + 4A2 = 750 → A2 = 75

- Vậy, số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của gen thứ hai:

+ T1 = A2 = 75 (nu) = 75/750 . 100% = 10%

+ A1 = T2 = 2 . 10% = 20% = 20% .750 = 150 (nu)

+ X1 = G2 = 3 . 10% = 30% = 30% . 750 = 225 (nu)

+ G1 = X2 = 10% . 4 = 40% = 40% . 750 = 300 (nu)

2. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của đoạn ADN :

- Đoạn ADN có: 3000 + 1500 = 4500 (nu)

- A = T = 150 + 300 + 75 +150 = 675 (nu) = 675/400 . 100% = 15%

- G = X = 50% - 15% = 35% = 35% . 4500 = 1575 (nu)

3. Số liên kết hyđrô và số liên kết hóa trị của đoạn AND:

- Số liên kết hyđrô: 2A + 3G = 2. 675 + 3. 1575 = 6075 liên kết

Số liên kết hóa trị: 2N - 2 = 2 . 4500 -2 = 8998 liên kết

 

0,25đ

 

 

 

0,25đ

 

 

0,25đ

 

 

 

0,25đ

 

0,25đ

 

 

0,25đ

 

 

 

 

0,25đ

 

 

 

 

0,25đ

 

 

 

 

 

 

 

0,25đ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25đ

 

 

 

 

 

0,25đ

 

 

 

0,25đ

III

 

 

 

 

 

 

(2đ)

1. Vẽ và chú thích đúng cấu trúc của ti thể

- Tế bào có nhiều ty thể nhất là tế bào cơ tim vì Tim hoạt động liên tục và tiêu tốn nhiều năng lượng nên cần có nhiều ti thể để tạo ra năng lượng.

- Tế bào không cần ti thể là hồng cầu. Vì tế bào hồng cầu có chức năng vận chuyển khí nếu có thêm ti thể thì ti thể sẽ tiêu thụ bớt khí oxi.

2. Cấu trúc và chức năng của phôtpholipit

- Gồm 1 phân tử glixeron liên kết với 2 pt axit béo, 1 gốc phôtphat, gốc phôtphat liên kết với 1 alcôn phức (côlin...)Đầu phôtphat ưa nước, đuôi axit béo kị nước ® là phân tử lưỡng cực.

- Là phân tử  lưỡng cực nên phôtpholipit vừa tương tác được với nước vừa bị nước đẩy => trong môi trường nước, các phân tử phôtpholipit có xu hướng tập hợp lại đầu ưa nước quay ra ngoài môi trường, đuôi kỵ nước quay vào nhau tạo nên cấu trúc kép, tạo nên lớp màng => tham gia cấu trúc nên tất cả các màng sinh học.

3. - Bào quan đó là lizôxôm

- Cấu trúc:  dạng túi, có một lớp màng bao bọc, chứa nhiều enzim thủy phân prôtêin, cacbohiđrat, lipit,...

- Chức năng: phân hủy các TB già, TB tổn thương, các bào quan hết hạn sử dụng

0,25đ

 

0,25đ

 

0,25đ

 

0,25đ

 

 

 

0,25đ

 

 

 

0,25đ

 

0,25đ

 

0,25đ

 

IV

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(4đ)

1.Mô 1: Trương nước, kích thước và khối lượng lớn hơn ban đầu .

-Giải thích: Do nước cất là môi trường quá nhược trương nên nước thẩm thấu vào mô thực vật làm cho mô này trương nước.

-Mô 2: Mềm, kích thước và khối lượng nhỏ hơn ban đầu.

-Giải thích: Trong môi trường ưu trương nước thẩm thấu từ trong mô thực vật ra ngoài gây cho tế bào co nguyên sinh nên mô thực vật này bị mềm và teo lại.

-Mô 3 không có hiện tượng gì.

-Giải thích: Trong môi trường đẳng trương thì nồng độ trong dịch bào và ngoài môi trường bằng nhau nên không xảy ra sự trao đổi chất qua màng.

*    2. Khi luộc qua nước sôi sẽ làm các tế bào chết đi vì vậy:

*    - Tính thấm chọn lọc của màng giảm (quá trình vận chuyển chủ động qua tế bào không diễn ra) , tế bào không bị mất nước ® mứt giữ nguyên được hình dạng ban đầu không bị teo lại

*    - Đường dễ dàng thấm vào các tế bào ở phía trong ® mứt có vị ngọt từ bên trong

3.- Co nguyên sinh là hiện tượng màng tế bào bị co lại khi đặt trong môi trường ưu trương (môi trường có nồng độ chất tan bên ngoài cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào).

- Điều kiện:

+ Môi trường bao quanh tế bào là môi trường ưu trương

+ Các tế bào phải đang còn sống

- Các phân tử protein trên màng tế bào đóng vai trò chủ yếu trong hiện tượng này là: Các protein vận chuyển (kênh ion, bơm ion, các chất mang); protein lỗ nước (aquaporin).

 

0,25đ

0,5đ

 

0,25đ

0,5đ

 

 

0,25đ

0,5đ

 

 

0,25đ

 

 

0,25đ

 

 

0,5đ

 

0,5đ

 

 

 

0,25

 

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Sinh lớp 10 - Xem ngay

>> Học trực tuyến Lớp 10 cùng thầy cô giáo giỏi tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025