Cập nhật lúc: 13:53 01-09-2016 Mục tin: Sinh học lớp 11
I. CÁC NHÂN TỐ BÊN TRONG
Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật gồm có
+ Yếu tố di truyền : hệ gen chi phối tốc độ, giới hạn, thời gian sinh trưởng và phát triển.
+ Giới tính: ở từng thời kì phát triển quá trình sinh trưởng của giới đực và giới cái không giống nhau
+ Hoocmôn sinh trưởng phát triển.
1. Các hooc môn ảnh hưởng đến sự phát triển của động vật có xương sống
- Quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật được điều hòa bởi các hoocmon sinh trưởng và phát triển.
Động vật có xương sống được điều hòa bởi các hoocmon: hoocmon sinh trưởng, tizoxin, testosteron, estrogen
Bảng 1 : Các loại hooc môn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở người
Tên hoocmon |
Nơi sản xuất |
Tác dụng sinh lí |
Hoocmon sinh trưởng (GH) |
Tuyến yên |
- Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào qua tăng tổng hợp prôtêin - Kích thích phát triển xương. |
Tiroxin |
Tuyến giáp |
- Kích thích chuyển hoá ở tế bào. - Kích thích quá trình sinh trưởng bình thường của cơ thể. Riêng lưỡng cư tiroxin có tác dụng gây biến thái nòng nọc thành ếch. |
Ơstrogen |
Buồng trứng |
Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì do: + Tăng phát triển xương. + Kích thích phân hoá tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp. |
Testosteron |
Tinh hoàn |
Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì nhờ: + Tăng phát triển xương. + Kích thích phân hoá tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp. + Tăng tổng hợp prôtêin, phát triển cơ bắp. |
Một số bệnh lên quan đến sinh trưởng ở người:
Bệnh khổng lồ (thừa GH), bệnh lùn (thiếu GH) ở người; bệnh đần độn do thiếu tizôxin ở trẻ em…
2.Các hooc môn ảnh hưởng đến sự phát triển của động vật không xương sống
Bảng 2 : Các loại hooc môn ảnh hưởng đến quá trình phát triển qua biến thái của bướm
Tên hoocmon |
Nơi sản xuất |
Tác dụng sinh lí |
Ecđison |
Tuyến trước ngực |
+ Gây lột xác ở sâu bướm. + Kích thích sâu biến thành nhộng và bướm. |
Juvenin |
Thể allata |
+ Gây lột xác ở sâu bướm. + ức chế quá trình chuyển hoá sâu thành nhộng và bướm. |
II. CÁC NHÂN TỐ BÊN NGOÀI.
1. Thức ăn
Thức ăn ảnh hưởng mạnh nhất đến quá trình sinh trưởng.
Thiếu protein động vật chậm lớn và gầy yếu , dễ mắc bệnh . Thiếu vitamin gây bệnh còi xương chậm lớn ở động vật .
Ăn quá nhiều thức ăn có thể dẫn đến bệnh béo phì
2.Nhiệt độ
Nhiệt độ mỗi loài động vật chỉ phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp, nếu quá cao hoặc quá thấp đều làm chậm sinh trưởng.
Hình 3 : Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cá rô phi
Căn cứ vào sự phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường chia động vật thành 2 nhóm: động vật biến nhiệt và động vật đẳng nhiệt.
+ Động vật biến nhiệt: có nhiệt độ cơ thể (thân nhiệt) phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường nên chịu tác động mạnh khi nhiệt độ môi trường biến thiên mạnh, gồm các động vật không xương sống và động vật thuộc lớp cá, lưỡng cư, bò sát,.. Khi nhiệt độ môi trường là 16-18oC thì cá rô phi ngừng lớn và ngằng đẻ.
+ Động vật đẳng nhiệt: có thân nhiệt ổn định hơn, ít phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường hơn, gồm các động vật thuộc lớp Chim và lớp Thú.
3.Ánh sáng
+ Tia tử ngoại biến tiền tiền D thành vitamin D…, ánh sáng ảnh hưởng đến nhiệt độ qua đó tác động đến sinh trưởng, phát triển của động vật.
+ Những ngày tròi rét động vật mất nhiều nhiệt, vì vậy chúng phơi nắng để thu thêm nhiệt và giảm mất nhiệt
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐIỀU KHIỂN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
Các biện pháp được áp dụng để tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật nhằm nâng cao năng suất vật nuôi
1.Cải tạo giống:
Bằng phương pháp lai giống, chọn lọc nhân tạo, công nghệ phôi…tạo ra các giống vật nuôi có năng suất cao, thích nghi với điều kiện địa phương.
2.Cải thiện môi trường:
Cải thiện môi trường sống tối ưu cho từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển (thức ăn, vệ sinh chuồng trại…).
3. Cải thiện dân số và kế hoạch hoá gia đình
Cải thiện đời sống kinh tế và văn hoá (cải thiện chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể thao, sinh hoạt văn hoá lành mạnh…); áp dụng các biện pháp tư vấn di truyền và kĩ thuật y học hiện đại trong công tác bảo vệ bà mẹ, trẻ em.
III. BÀI TẬP TỰ GIẢI
Câu 1. Tại sao tuyến yên sản xuất quá ít hay quá nhiều hoocmon sinh trưởng lại gây bệnh người bé nhỏ và ngường khổng lồ??
Câu 2. Giải thích nguyên nhân lột xác ở sâu bướm và nguyên nhân sâu bướm biến thành nhộng và bướm.
Câu 3. Tại sao trong thức ăn, nước uống nếu thiếu iốt thì trẻ em sẽ chậm lớn hoặc ngừng lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn và trí tuệ thấp?
Câu 4. Vì sao gà trống con sau khi cắt bỏ tinh hoàn thì phát triển không bình thường: mào nhỏ, không có cựa, không biết gáy và mất bản năng sinh dục…?
Câu 5. Nếu nuôi gà Ri và gà Hồ đã đạt khối lượng 1,5kg nên nuôi tiếp gà nào, nên xuất chuồng gà nào? Tại sao?
Câu 6. Khi sản sinh tirôxin bị rối loạn thường dẫn đến những hậu quả gì ở người và động vật?
Câu 7. Nếu một người bị ung thư tuyến giáp phải cắt bỏ. Theo em, trong trường hợp này thì nồng độ hoocmon TSH trong máu tăng hay giảm? Vì sao?
Câu 8. Nếu biết người bị lùn do thiếu hoocmon GH thì cần tiêm GH ở giai đoạn nào? Vì sao?
Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:
>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Các bài khác cùng chuyên mục
Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025