18 câu trắc nghiệm phần nhân đôi ADN ( có đáp án )

Cập nhật lúc: 14:55 02-07-2015 Mục tin: Sinh học lớp 12


Bài viết cung cấp 18 bài trắc nghiệm phần lí thuyết nhân đôi ADN

Câu 1 : Di truyền học hiện đại đã chứng minh ADN tái bản theo nguyên tắc:

A. Bảo toàn;                  B. Bán bảo toàn                 C. Nửa gián đoạn                  D. Cả B và C

Câu 2: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cấu trúc của:

1. ADN dạng xoắn kép                                  

2. ADN dạng xoắn đơn                     

3. Cấu trúc ARN vận chuyển                        

4. Trong cấu trúc của prôtêin.

Câu trả lời đúng

A. 1, 2                              B. 2, 3                               C. 1, 4                                    D. 1, 3

Câu 3: Ở cấp độ phân tử, cơ chế nào giải thích hiện tượng con có những tính trạng giống bố mẹ?

A. Quá trình nhân đôi ADN                

B. Sự tổng hợp prôtêin dựa trên thông tin di truyền của ADN

C.Quá trình tổng hợp ARN   

D. Cả A, B, C

Câu 4 : Câu có nội dung đúng sau đây là:

A.Gen tổng hợp ARN theo nguyên tắc “giữ lại một nửa”

B. Chiều dài của mARN bằng chiều dài của một mạch ADN

C. Số lượng đơn phân của phân tử mARN bằng phân nửa số đơn phân của phân tử ADN

D. Cả 3 câu A, B, C đều sai

Câu 5 :  Khi nói về quá trình nhân đôi ADN (tái bản ADN) ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây là không đúng ?

A. trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN polimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN.

B. trong quá trình nhân đôi ADN, có sự liên kết bổ sung giữa A với T , G với X và ngược lại.

C. trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được tổng hợp từ phân tử ADN mẹ.

D. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử tạo ra nhiều đơn vị tái bản.

Câu 6 : Trong quá trình tự nhân đôi của ADN, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau để tạo thành sợi hoàn chỉnh nhờ loại  enzim nào sau đây?

A. Ligaza             B. ADN polymeraza          C. ARN polymeraza                                             D. Helicaza

Câu7 : Một nhà nghiên cứu tiến hành tách chiết, tinh sạch các thành phần nguyên liệu cần thiết cho việc nhân đôi ADN. Khi trộn các thành phần nguyên liệu với nhau rồi đưa vào điều kiện thuận lợi, quá trình tái bản ADN xảy ra. Khi phân tích sản phẩm nhân đôi thấy có những đoạn ADN ngắn khoảng vài trăm cặp nu. Vậy trong hỗn hợp thành phần tham gia đã thiếu thành phần nào sau đây?

A. Enzim ADN pôlimeraza                  B. Enzim ligaza           C. Các đoạn Okazaki                         D. Các nuclêôtit

Câu 8:  Trong quá trình nhân đôi ADN, một trong những vai trò của enzim ADN pôlimeraza là

A. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của phân tử ADN.

B. nối các đoạn Okazaki để tạo thành mạch liên tục.

C. tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn của ADN.

D. tháo xoắn và làm tách hai mạch của phân tử ADN.

Câu 9: Ở sinh vật nhân thực, sự nhân đôi ADN diễn ra ở:

A. Kì trước                            B. Pha G1                   C. Pha S                     D. Pha G2

Câu 10: Enzim chính tham gia nhân đôi ADN gây ra hiện tượng một mạch mới được tổng hợp liên tục còn mạch thứ hai được tổng hợp thành từng đoạn Okazaki là:

A. Enzim khởi đầu tổng hợp chỉ diễn ra ở đầu 5' P

B. Enzim mở xoắn chỉ hoạt động ở đầu 5'P

C. Enzim ADN pôlimeraza khởi đầu cần có nhóm 3'OH ở đầu mạch

D. Enzim ligaza chỉ nối các đoạn Okazaki theo hướng 3' - 5'

Câu 11: Tái bản ADN ở sinh vật nhân chuẩn có sự phân biệt với tái bản ADN ở Ecoli là:

1. Chiều tái bản                      2. Hệ enzim tái bản                            

3. Nguyên liệu tái bản            4. Số lượng đơn vị tái bản                             5. Nguyên tắc tái bản.

Câu trả lời đúng là:    

A. 1, 2                      B. 2,3                              C. 2, 4                                   D. 3, 5

Câu 12 Theo bạn đâu là điểm khác nhau cơ bản nhất giữa tổng hợp ADN và tổng hợp mARN:

1. Loại enzim xúc tác                         

2. Kết quả tổng hợp;              

3. Nguyên tắc tổng hợp                     

4. Chiều tổng hợp

Câu trả lời đúng là:    

A. 1, 2, 3                     B. 2, 3, 4                    C. 1, 3, 4                       D. 1, 2, 3, 4

Câu 13: Khi nói về các phân tử ADN ở trong nhân của cùng một tế bào sinh dưỡng, xét các phát biểu sau đây:

1- Các phân tử nhân đôi độc lập và diễn ra ở các thời điểm khác nhau.

2- Có số lượng, hàm lượng ổn định và đặc trưng cho loài.   

3- Thường mang các gen phân mảnh và tồn tại theo cặp alen.

4- Có độ dài và số lượng nucleotit luôn bằng nhau.           

5- Có cấu trúc mạch kép thẳng.

Có bao nhiêu phát biểu đúng ?      

A. 2          B. 3              C. 4                            D. 5 

Câu 14 : Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực,  xét các phát biểu  sau đây:

1- Enzim ADN polimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN.

2- Enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ.

3- Có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X và ngược lại.

4- Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (đơn vị tái bản).

5- Diễn ra ở pha S của chu kì tế bào.

Có bao nhiêu phát biểu đúng 

A. 1             B. 2                 C. 3                      D. 4

Câu 15 : Một trong những điểm khác nhau trong quá trình nhân đôi ADN giữa tế bào nhân thực với tế bào nhân sơ là :

A. Số lượng các đơn vị nhân đôi                   B. Nguyên tắc nhân đôi          C. Nguyên liệu dùng để tổng hợp                 D. Chiều tổng hợp

Câu 16 : Điểm giống nhau giữa tự nhân đôi ADN và tổng hợp ARN là:

A. Đều dựa vào khuôn mẫu trên phân tử ADN        B. Đều xảy ra trên suốt chiều dài của ADN mẫu

C. Đều có 2 mạch của ADN làm mạch gốc              D. Chỉ sử dụng một mạch của ADN làm mạch gốc

Câu 17: Những điểm khác nhau cơ bản giữa ADN và ARN là:

I. Số lượng mạch, số lượng đơn phân.

II. Cấu trúc của 1 đơn phân khác nhau ở đường; trong ADN có T không có U còn trong ARN thì ngược lại.

III. Về liên kết giữa H3PO4 với đường C5.

IV. Về liên kết hidro và nguyên tắc bổ sung giữa các cặp bazơ nitric.

A.  I, II, III, IV.              B. I, II, IV.                         C. I, III, IV.                             D.II, III, IV.

Câu 18 : Nguyên tắc bổ sung có vai trò quan trọng đối với các cơ chế di truyền nào ?

1. Nhân đôi ADN.                    2. Hình thành mạch pôlinuclêôtit.

3. Phiên mã.                           4. Mở xoắn.

5. Dịch mã.                             6. Đóng xoắn.

A.   1,2,4.                 B. 1,3,6.                                C.  1,2,5.                           D. 1,3,5

Đáp án 

1-D

2-D

3-A

4-D

5-C

6-A

7-B

8-C

9-C

10- C

11- C

12- A

13-B

14- D

15 - A

16-A

17-B

18-D

 

 

Mọi thắc mắc về đáp án và bài viết vui lòng để lại comment bên dưới nhé ^^ . 

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Sinh lớp 12 - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2021