Đề thi HSG môn Sinh lớp 10 - TP Đà Nẵng - có hướng dẫn giải chi tiết

Cập nhật lúc: 09:28 12-02-2018 Mục tin: Sinh học lớp 10


a. Hãy nêu các cấp tổ chức chính của thế giới sống theo thứ tự từ thấp đến cao. Cấp độ tổ chức nào bao gồm cả sinh vật và yếu tố vô sinh?

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                 KỲ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ

   THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG                                   MÔN SINH HỌC  -  LỚP 10                                         

 Thời gian làm bài: 150 phút (không tính thời gian giao đề)

 (Đề thi có 02 trang, thí sinh kiểm tra lại trước khi làm bài)

ĐỀ CHÍNH THỨC

Câu 1: (1,25 điểm)

a. Hãy nêu các cấp tổ chức chính của thế giới sống theo thứ tự từ thấp đến cao. Cấp độ tổ chức nào bao gồm cả sinh vật và yếu tố vô sinh?

b. Giới sinh vật nào có các sinh vật thuộc nhóm vi sinh vật? Nêu phương thức dinh dưỡng của các giới sinh vật đó.

c. Trong giới thực vật ngành nào có sự đa dạng nhất về cá thể và loài? Tại sao?

Câu 2: (1,25 điểm)

Lipit và cacbohidrat có điểm nào giống và khác nhau (lập bảng) về cấu tạo, tính chất , vai trò?

Câu 3: (1,25 điểm)

Trả lời ngắn gọn các câu sau:

a. Tại sao thành tế bào thực vật có cấu trúc dai và chắc?

b. Thành phần cấu trúc nào của tế bào thực vật đóng vai trò chính trong quá trình thẩm thấu? Tại sao?

c. Bằng chứng nào chứng tỏ ti thể có nguồn gốc từ vi khuẩn hiếu khí nội cộng sinh ở tế bào nhân thực?

Câu 4: (1,25 điểm)

Quan sát hình vẽ sau về các con đường vận chuyển các chất qua màng sinh chất:

a. Hãy chú thích các con đường (1), (2), (3), (4) và cho biết các chất được vận chuyển theo mỗi con đường trên.

b. Sự vận chuyển các chất theo đường (1), (2) có gì khác nhau?

Câu 5: (1,25 điểm)

            a. Giải thích tại sao tế bào cơ nếu co liên tục thì sẽ “mỏi” và không thể tiếp tục co được nữa?

            b. Tại sao khi cơ thể chúng ta hoạt động thể dục, thể thao thì các tế bào cơ lại sử dụng đường glucozơ trong hô hấp hiếu khí mà không dùng mỡ để hô hấp nhằm tạo ra nhiều ATP hơn?

Câu 6: (1,25 điểm)

Quan sát 3 thí nghiệm được bố trí như hình vẽ dưới đây:

a. Các thí nghiệm trên minh họa cho quá trình gì? Hãy viết phương trình phản ứng.

b. Sau một thời gian sẽ thấy hiện tượng gì xảy ra ở TN 1, TN 2, TN 3? Hãy giải thích.

c. Dùng các nguyên liệu, dụng cụ thí nghiệm như trên, em hãy làm thí nghiệm khác để chứng minh những hiện tượng đã xảy ra ở các thí nghiệm trên là do quá trình sống gây nên.

Câu 7: (1,25 điểm)

Nuôi cấy E. coli trong môi trường có fructoz và arabinoz là nguồn cacbon người ta nhận thấy sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn như sau :

Giờ

0       1        2         3         4         5          6         7          8          9

Số lượng tế bào vi khuẩn

102   104      107      109      109      109       1010     1014        1018        1018

a. Vẽ đồ thị biểu diễn quá trình sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong thí nghiệm trên.

b. Hãy giải thích đường cong sinh trưởng đó 

Câu 8: (1,25 điểm)

            Người ta đưa vào môi trường nuôi cấy liên tục 50 tế bào vi khuẩn E.coli, nhiệt độ của môi trường nuôi cấy được duy trì ổn định là 400C. Thời gian sinh trưởng được xác định là 2 giờ. Hãy tính:

a. Số lần phân bào của mỗi tế bào vi khuẩn ban đầu.

b. Tổng số tế bào vi khuẩn được có trong môi trường sau thời gian nuôi cấy trên.

Giả sử các tế bào vi khuẩn không bị chết và thời gian sinh trưởng nói trên đã loại trừ gian đoạn tiềm phát của vi khuẩn.

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC

ĐỀ CHÍNH THỨC

 

Nôi dung

Điểm

Câu 1: (1,25 điểm)

a) Các cấp tổ chức chính của thế giới sống theo thứ tự từ thấp đến cao là: tế bào, cơ thể, quần thể - loài, quần xã, hệ sinh thái và sinh quyển.

- Cấp tổ chức bao gồm cả sinh vật và yếu tố vô sinh là: hệ sinh thái và sinh quyển

 b) Giới sinh vật có sinh vật thuộc nhóm vi sinh vật là: giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới nấm

- Phương thức dinh dưỡng của các giới đó: giới khởi sinh và giới nguyên sinh có cả phương thức tự dưỡng và dị dưỡng; giới nấm chỉ có phương thức dị dưỡng.

c) Ngành thực vật hạt kín có sự đa dạng nhất về các thể và loài

- Giải thích: Do chúng có hệ mạch rất phát triển, phương thức sinh sản đa dạng và hiệu quả hơn (thụ phấn nhờ gió, côn trùng, thụ tinh kép, tạo hạt kín có quả bảo vệ và dễ phát tán, có khả năng sinh sản sinh dưỡng), tạo điều kiện thích nghi với điều kiện sống khác nhau tạo đa dạng nhất về cá thể và loài.

 

 

0,25

0,125

 

0,125

 

0,25

0,25

 

 

 

0,25

Câu 2: (1,25 điểm)

- Giống nhau:

+ Đều là các hợp chất hữu cơ được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O.         

+ Gồm nhiều loại (đơn giản và phức tạp) với cấu trúc và chức năng khác nhau.

+ Đều là vật liệu tham gia cấu tạo tế bào, làm nguồn dự trữ năng lượng.      

- Khác nhau:

Điểm phân biệt

Cacbohidrat

Lipit

Cấu tạo

 

- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, thành phần có nhiều ôxy.

- Các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết glicôzit

- Cấu tạo rất đa dạng, có axit béo, thành phần có ít ôxy.

- Các hợp phần liên kết nhau bằng liên kết este.

Tính chất

Hòa tan trong nước trừ đường đa

Không tan trong nước (kị nước)

Vai trò

 

- Đường đơn: cung cấp năng lượng, cấu trúc nên đường đa.

- Đường đa: dự trữ năng lượng (tinh bột, glicôgen), tham gia cấu trúc tế bào (xenlulôzơ)

- Tham gia cấu trúc màng sinh chất. Dự trữ năng lượng.

- Tham gia cấu tạo các vitamin, hocmôn và nhiều chức năng sinh học khác.

 

 

 

0,25

0,125

0,125

 

 

 

 

 

 

 

0,25

 

0,25

 

 

 

0,25

 

Câu 3: (1,25 điểm)

a) Xenlulozơ là chất trùng hợp của nhiều đơn phân là glucozơ, các đơn phân này nối với nhau bằng liên kết 1-4 glucozit tạo nên sự đan xen một sấp, một ngửa. Các phân tử xenlulozơ nằm như một cái băng duỗi thẳng, không có sự phân nhánh. Các liên kết hiđrô giữa các phân tử nằm song song và hình thành nên bó dài dưới dạng vi sợi, các sợi này không hoà tan và sắp xếp dưới dạng các lớp xen phủ tạo nên cấu trúc dai và chắc.

b) Không bào.

Giải thích: Không bào chứa nước và chất hoà tan tạo thành dịch tế bào. Dịch tế bào luôn có một áp suất thẩm thấu lớn hơn áp suất thẩm thấu của nước nguyên chất.

c) Bằng chứng:

   - Về kích thước ti thể tương tự như hầu hết các vi khuẩn hiếu khí.

   - ADN  của ti thể giống ADN của vi khuẩn:  cấu tạo trần, dạng vòng. Ti thể có ribôxôm riêng giống  ribôxôm của vi khuẩn về kích thước và thành phần rARN.

   - Màng ngoài của ti thể xuất xứ từ tế bào nhân thực, màng trong có nguồn gốc từ màng sinh chất của vi khuẩn bị thực bào.

   - Qúa trình tổng hợp prôtêin ở ti thể và vi khuẩn có điểm tương tự như:  được khởi đầu bằng foomil-mêtionin, bị ức chế bởi kháng sinh cloramphenicol.

 

 

 

 

 

0,375

 

 

0,375

 

0,125

 

0,125

 

0,125

 

0,125

 

Câu 4: (1,25 điểm)

a) Chú thích:

(1) Khuếch tán trực tiếp qua lớp kép photpholipit: vận chuyển các phân tử nhỏ không phân cực, tan trong lipit như: O2, CO2, …

(2) Sự khuếch tán qua kênh protein mang tính chọn lọc : vận chuyển các chất H2O, protein,...

(3) Vận chuyển đối chuyển (vận chuyển chủ động): bơm Na+-K+ cứ 3Na+ được bơm ra thì có 2K+được bơm vào.

(4) Biến dạng màng sinh chất qua hình thức nhập bào: vi khuẩn, giọt thức ăn,...

b)  Điểm khác nhau:

(1)  không mang tính chọn lọc.

(2)  có tính chọn lọc nhờ các kênh protein chuyên hóa, tốc độ nhanh.

 

 

 

0,25

 

0,25

 

0,25

 

0,25

 

0,25

Câu 5: (1,25 điểm)

a. Giải thích a: Vì khi tế bào sử dụng hết oxy mà không được cung cấp kịp nên quá trình sinh hóa trong tế bào bị bắt buộc chuyển sang hô hấp kị khí tạo axit lactic và một lượng nhỏ ATP không đủ cho hoạt động co cơ; chính axit lactic (sản phẩm của hô hấp kị khí) là nguyên nhân làm tế bào không tiếp tục co được nửa.

b. Giải thích b: Khi chúng ta hoạt động thể dục, thể thao thì các tế bào cơ lại sử dụng đường glucozơ trong hô hấp hiếu khí mà không dùng mỡ để hô hấp vì:

Năng lượng giải phóng từ mỡ chủ yếu từ các axit béo. Axit béo có tỉ lệ oxi/cacbon thấp hơn nhiều so với đường glucozơ. Vì vậy, khi hô hấp hiếu khí, các axit béo của tế bào cơ cần tiêu tốn rất nhiều oxi, mà khi hoạt động mạnh lượng oxi mang đến tế bào bị giới hạn bởi khả năng hoạt động của hệ tuần hoàn, do vậy mặc dù phân giải mỡ tạo nhiều năng lượng nhưng tế bào cơ lại không sử dụng mỡ trong trường hợp oxi không được cung cấp đầy đủ.

 

 

 

 

0,50

 

 

 

 

 

0,75

Câu 6: (1,25 điểm)

a.

+ Các thí nghiệm trên đều minh họa cho quá trình lên men rượu từ dung dịch glucôzơ bởi nấm men.

+ Phương trình phản ứng:

b. Hiện tượng xảy ra và giải thích:

+ TN 1: Bóng cao su phồng dần lên do khí CO2 tạo ra từ phản ứng bay vào ống.

+ TN 2: Do phản ứng tỏa nhiệt nên nhiệt độ ở nhiệt kế tăng lên.      
+ TN 3: Cốc nước vôi trong hóa đục do khí CO2 tạo ra từ phản ứng sục vào.
c. Làm thí nghiệm chứng minh: Đun sôi dung dịch trên để làm chết men rượu sẽ không còn xảy ra 3 hiện tượng trên à chứng minh được các hiện tượng trên là do quá trình sống gây nên.

 

 

 

0,125

 

0,25

 

 

 

0,25

0,25

0,125

 

 

0,25

Câu 7: (1,25 điểm)

a. Vẽ đồ thị:

Đường cong trên thể hiện hiện tượng sinh trưởng kép xảy ra khi môi trường nuôi cấy có 2 loại cơ chất cacbon.

- Khi nguồn cacbon thứ nhất cạn à nguồn cacbon thứ hai cảm ứng tổng hợp E cần cho chuyển hóa chúng.                 

- Lúc đầu vi khuẩn tổng hợp loại enzim để phân giải loại hợp chất dễ đồng hóa hơn là fructoz.                       

- Sau khi fructoz cạn, vi khuẩn lại được arabinoz cảm ứng để tổng hợp enzim phân giải.
- Đồ thị có 2 pha tiềm phát, 2 pha cấp số, 2 pha cân bằng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,50

 

 

0,125

 

0,125

 

0,125

 

0,125

0,25

Câu 8: (1,25 điểm)

a. Số lần phân bào của mỗi tế bào ban đầu:

Ở nhiệt độ 400C thời gian thế hệ tức thời gian của một lần phân bào là 20 phút.

Số lần phân bào của mỗi tế bào ban đầu:

            2 giờ / 20 phút = 120 phút / 20 phút = 6 (lần)

b. Tổng số tế bào vi khuẩn:

            Tổng số tế bào vi khuẩn có trong môi trường sau thời gian nuôi cấy:

                        N = N0.2n = 50.26 = 3200 (tế bào)

 

 

 

 

0,75

 

 

0,50

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Sinh lớp 10 - Xem ngay

>> Học trực tuyến Lớp 10 tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2021