Tuyến chọn bài tập lí thuyết phần cơ chế di truyền cấp độ phân tử ( có đáp án và lời giải chi tiết )

Cập nhật lúc: 17:09 30-09-2015 Mục tin: Sinh học lớp 12


Bài viết đã tuyển chọn 75 câu hỏi lí thuyết có liên quan đến chuyên đề cơ chế di truyền trong đề thi thử của các trường chuyên trên cả nước. Để xem đáp án và lời giải chi tiết các bạn tải đề dạng PDF để luyện tập và đối chiếu

Câu 1 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hưng Yên năm 2015

Trong quá trình nhân đôi ADN, nguyên tắc nửa gián đoạn nghiệm đúng đối với

A. một chạc ba tái bản.                         B. một đơn vị tái bản.

C.  toàn phân tử ADN.                         D. chỉ  ADN tế bào chất.

Câu 2 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Quốc học Huế  năm 2015

Phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. Trong một chạc chữ Y, mạch mới thứ nhất được tổng hợp từ 5’  à 3’, mạch mới thứ hai được tổng hợp từ 3’  à 5’

B. Các đoạn Okazaki sau khi tổng hợp sẽ gắn lại với nhau thành một mạch liên tục dưới tác dụng của enzim ligase

C. Hai ADN mới được tổng hợp từ ADN mẹ theo nguyên tắc bán bảo toàn

D. Mạch liên tục được tổng hợp khi enzim ADN-polimerase di chuyển theo chiều của các enzim tháo xoắn.

Câu 3 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Nguyễn Tất Thành Yên Bái  năm 2015

Trong các enzim được tế bào sử dụng trong cơ chế di truyền ở cấp phân tử, loại enzim nào sau đây có khả năng liên kết 2 đoạn polinuclêôtit lại với nhau?

A.Enzim tháo xoắn.             B.ARN polimeraza.         C.ADN polimeraza.        D.Ligaza.

Câu 4 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hưng Yên năm 2015

Trong quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ, thứ tự tác động của các enzym là

A.Gyraza → ADN polimeraza → ligaza → ARN polimeraza.

B.Gyraza → ARN polimeraza → ADN polimeraza → ligaza.

C.Gyraza → ADN polimeraza → ARN polimeraza → ligaza.

D.Gyraza → ligaza → ARN polimeraza → ADN polimeraza.

Câu 5: Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sơn Tây năm 2015

Quá trình tự nhân đôi của ADN nhân có các đặc điểm:

(1) Diễn ra ở trong nhân, tại kì trung gian của quá trình phân bào.

(2) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.

(3) Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới.

(4) Đoạn okazaki được tổng hợp theo chiều 5’ → 3’

(5) Khi một phân tử ADN tự nhân đôi 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự

phát triển của chạc chữ Y.

(6) Qua một lần nhân đôi tạo ra hai ADN con có cấu trúc giống ADN mẹ. 

(7) Enzim nối chỉ tác động vào 1 mạch khuôn trong 1 đơn vị tái bản

Phương án đúng là:

A. 1, 2, 4, 5, 6, 7  

B.  1, 2, 3, 4, 6.     

C.  1, 2, 3, 4, 7. 

D. 1, 3, 4, 5, 6.

Câu 6 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm2015

Câu nào dưới đây nói về hoạt động cùa enzim ADN pôlimezara trong quá trình nhân đôi là đúng :

A.Enzim ADN polimeraza chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 3' đến 5’ và tổng hợp từng mạch một, hết mạch này đến mạch khác. ,           .

B. Enzim ADN pôlimeraza chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 5’ đến 3' và tổng hợpcả 2 mạch cùng một lúc.

C. Enzim ADN pôlimeraza chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 5’ đến 3' và tổng hợp một mạch liên tục còn mạch kia tổng hợp gián doạn thành các đoạn Okazaki.

D. Enzym ADN pôlimeraza chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 3’ đến 5’ và tổng hợpcả 2 mạch cùng một lúc.           .

Câu 7 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Nguyễn Huệ năm 2015 

Sự kiện nào sau đây sauđây có nội dung không đúng với quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực?

A.Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của phân tử ADN tách dần tạo nên chạc 3 tái bản và để lộ ra hai mạch khuôn.

B. Enzim ADN - polimeraza sử dụng một mạch làm khuôn tổng hợp nên mạch mới theo nguyên tắc bổ sung, trong đó A liên kết với T và ngược lại; G luôn liên kết với X và ngược lại.

C.Vì enzim ADN - polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ - 3’, nên trên mạch khuôn 5’ - 3’ mạch mới được tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn 3’ - 5’ mạch mới được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn rồi được nối lại nhờ enzim nối.

D. Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia là của ADN ban đầu (nguyên tắc bán bảo tồn).

Câu 8 : Đề thi thử THPT Quốc Gia Chuyên Thái Nguyên năm 2015

Khi nói về hoạt động của các enzim trong các cơ chế di truyền ở cấp phân tử, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Enzim AND polimeraza có khả năng tháo xoắn và xúc tác cho quá trình nhân đôi của ADN

B. Enzim ARN polimeraza có khả năng tháo xoắn và tách 2 mạch của phân tử ADN

C. Enzim ligaza có chức năng lắp giáp các nucleotit tự do của môi trường vào các đoạn Okazaki.

D. Enzim ADN polimeraza có chức năng tổng hợp  nucleotit đầu tiên và mở đầu mạch mới

Câu 9 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hùng Vương năm 2015

Phân tử mARN sơ khai và mARN trưởng thành được phiên mã từ một gen cấu trúc  ở tế bào Eukaryote thì loại mARN nào ngắn hơn? Tại sao?

A.  Không có loại ARN nào ngắn hơn vì mARN là bản sao của AND, trên đó làm khuôn mẫu sinh tổng hợp protein

B.  mARN trưởng thành ngắn hơn vì sau khi được tổng hợp,mARN sơ khai đã loại bỏ vùng khởi đầu và vùng kết thúc của gen

C.  không có loại mARN nào ngắn hơn vì sau khi được tổng hợp, mARN sơ khai đã loại bỏ vùng khởi đầu và vùng kết thúc của gen

D.  mARN trưởng thành ngắn hơn vì sau khi tổng hợp được mARN đã loại bỏ các intron, các đoạn êxôn liên kết lại với nhau

Câu 10 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hùng Vương năm 2015

Cơ chế di truyền của virut HIV thể hiện ở sơ đồ

A. ARN → AND → Protein             

B. AND → ARN → Protein

C. ARN → AND → ARN → Protein          

D. AND → ARN → Protein → Tính trạng

Câu 11 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Quang Trung  năm 2015

Đặc điểm nào sau đây có ở quá trình phiên mã mà không có ở quá trình nhân đôi ADN

A. Có sự tham gia của enzim ARN polimeraza

B. Mạch polinu được tổng hợp kéo dài theo chiều 5’ – 3’

C. Sử dụng U làm nguyên liệu cho quá trình tổng hợp

D. Chỉ diễn ra trên mạch gốc của từng gen riêng rẽ

Câu 12 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hùng Vương năm 2015

Trong phòng thí nghiệm, người ta sử dụng 3 loại nucleotit cấu tạo nên ARN để tổng hợp một phân tử mARN nhân tạo. Phân tử mARN này chỉ có thể thực hiện được dịch mã khi 3 loại nucleotit được sử dụng là:

A.  3 loại U,G,X

B.  3 loại G,A,X

C.  3 loại G,A,U

D.  3 loại U,X,A

Câu 13 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hùng Vương năm 2015

Mô tả nào dưới đây về quá trình dịch mã là đúng?

A.  Quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit chỉ thực sự được bắt đầu khi tARN có bộ ba đối mã là AUG liên kết được với bộ ba khởi đầu trên mARN

B.  Quá trình dịch mã chỉ kết thúc khi tARN mang một axit quan đặc biệt gắn vào với bộ ba kết thúc trên mARN

C.  Quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit chỉ thực sự được bắt đầu khi tARN có bộ ba đối mã là UAX liên kết được với bộ ba khởi đầu trên mARN

D.  Quá trình dịch mã chỉ kết thúc khi tARN mang bộ ba đối mã đến khớp vào với bộ ba kết thúc trên mARN

Câu 14 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Biên Hòa năm 2015

tARN vận chuyển axitamin mở đầu có bộ ba đối mã là

A. 5’UAX 3’.              B. 3’UAX 5’.              C. 5’AUG 3’.              D.3’AUG5’

Câu 15 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Quốc học Huế  năm 2015

Mô tả nào dưới đây về quá trình dịch mã là đúng :

A. Quá trình dịch mã chỉ kết thúc khi tARN mang bộ ba đối mã AUU hoặc AUX hoặc AXU gắn vào một bộ ba kết thúc trên mARN.

B. Quá trình tổng hợp chuỗi protein chỉ thực sự được bắt đầu khi tARN có bộ ba đối mã UAX liên kết được với bộ ba khởi đầu trên mARN.

C. Quá trình tổng hợp chuỗi protein chỉ thực sự được bắt đầu khi tARN có bộ ba đối mã AUG liên kết được với bộ ba khởi đầu trên mARN.

D. Quá trình dịch mã chỉ kết thúc khi tARN trong bộ ba đối mã đến khớp với bộ ba kết thúc trên mARN

Câu 16 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015 

Cho dữ kiện về các diễn biến trong quá trình dịch mã:

1- Sự hình thành liên kết peptiet giữa axit amin mở đầu với axit amin thứ nhất

2 – Hạt bé của riboxom gắn với mARN tại mã mở đầu

3 – tARN có anticodon là 3/ UAX 5/ rời khỏi riboxom

4 – Hạt lớn của riboxom gắn với hạt bé

5 – Phức hợp [fMet – tARN] đi vào vị trí mã mở đầu

6 – Phức hợp [aa2 – tARN] đi vào riboxom

7 – Metionin tách rời khỏi chuỗi polipeptit

8 – Hình thành liên kết peptit giữa aa1 và aa2

9 – Phức hợp [aa1 – tARN] đi vào riboxom

A. 2 – 4 – 5 – 1 – 3 – 6 – 7 – 8                       B. 2 – 5 – 4 – 9 – 1 – 3 – 6 – 8 – 7

C. 2 – 5 – 1 – 4 – 6 – 3 – 7 – 8                       D. 2 – 4 – 1 – 5 – 3 – 6 – 8 – 7

Câu 17 : Đề thi thử THPT Quốc Gia Chuyên Đại học Vinh năm 2015

Trong quá trình tổng hợp prôtêin, pôlixôm có vai trò

A.Tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin.

B.Giúp ribôxôm dịch chuyển trên mARN.

C.Gắn các axit amin với nhau tạo thành chuỗi pôlipeptit.

D.Gắn tiểu phần lớn với tiểu phần bé để tạo ribôxôm hoàn chỉnh.

Câu 18 : Đề thi thử THPT Quốc Gia Chuyên Đại học Vinh năm 2015

Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực nhận định nào sau đây không đúng?

A.Quá trình dịch mã diễn ra ở tế bào chất.

B.Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là mêtiônin.

C.Trong quá trình dịch mã, ribôxôm di chuyển trên mARN theo chiều 3→ 5.

D.Trên một phân tử mARN, tại một thời điểm có nhiều ribôxôm cùng tham gia dịch mã.

Câu 19: Đề thi thử THPT Quốc Gia Chuyên Đại học Vinh năm 2015

Ở sinh vật nhân sơ, điều hòa hoạt động gen chủ yếu diễn ra ở giai đoạn

A.Sau phiên mã.                   B.Phiên mã.                     C.Dịch mã.                      D.Sau dịch mã.

Câu 20 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Quốc học Huế  năm 2015

Trong một chu kì tế bào  kết luận đúng về sự nhân đôi của ADN và sự phiên mã diễn ra trong nhân là :

A. Có một lần nhân đôi và nhiều lần phiên mã.

B. tùy theo từng đoạn tế bào mà số lần nhân đôi và số lần nhân đôi và số lần phiên mã có thể như  nhau hoặc có thể khac nhau.

C. Số lần nhân đôi và số lần phiên mã bằng nhau

D. Số lần phiên mã gấp nhiều lần số lần nhân đôi

Câu 21 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Biên Hòa năm 2015

Điều hòa hoạt động của gen chính là

A.điều hòa lượng mARN, tARN, rARN tạo ra để tham gia tổng hợp protein.

B.điều hòa lượng enzim tạo ra để tham gia tổng hợp protein.

C.điều hòa lượng sản phẩm của gen đó được tạo ra.

D.điều hòa lượng ATP cần thiết cho quá trình tổng hợp protein.

Câu 22 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Biên Hòa năm 2015

Phát biểu nào sau đây là đúng ?

A.Một bộ ba mã di truyền có thể mã hóa cho một hoặc một số axit amin.

B.Sinh vật nhân thực, axit amin mở đầu chuỗi polipeptit sẽ được tổng hợp là mêtiônin.

C.Trong cùng một thời điểm chỉ có một ribôxôm tham gia dịch mã trên một phân tử mARN.

D.Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 3'→5' trên phân tử mARN.

Câu 23 : Đề thi thử THPT Quốc Gia Chuyên Thái Nguyên năm 2015

Vai trò của Lactose trong cơ chế điề hòa hoạt động của operon Lac ở E.coli:

A. Liên kết đặc hiệu với protein điều hòa, khiến nó mất khả năng bám vào trình tự vận hành, tạo điều kiện cho ARN polymerase hoạt động.

B. Gắn vào trình tự vận hành Operator để khởi đầu quá trình phiên mã của operon

C. Hoạt hóa trình tự khởi động promoter để thực hiện quá trình phiên mã ở gen điều hòa

D. ức chế gen điều hòa và cản trở quá trình phiên mã của gen này để tạo ra protein điều hòa.

Câu 24 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015

Ở vi khuẩn E.coli, khi nói về hoạt động của các gen cấu trúc trong Operon Lac, kết luận nào sau đây đúng?

A. Các gen này có số lần nhân đôi bằng nhau nhưng số lần phiên mã khác nhau.

B. Các gen này có số lần nhân đôi bằng nhau và sổ lần phiên mã bằng nhau.

C. Các gen này có số lần nhân đôi khác nhau nhưng số lần phiên mã bằng nhau.

D. Các gen này có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã khác nhau.

Câu 25 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015 

Khẳng định chính xác về hoạt động của Operon Lactose ở vi khuẩn E.coli:

A. Khi môi trường có Lactose thì phân tử đường này sẽ liên kết với ARN polimeroza làm cho nó bị biến đổi cấu hình nên có thể liên kết được với vùng vận hành.

B. Khi môi trường không có Lactose thì phân tử ARN pôlimeraza không thể liên kết được với vùng khởi động.

C. Khi môi trường có Lactose phân tử đường này sẽ liên kết với phân tử protein ức chế làm cho nó bị biến đổi cấu hình nên không thể liên kết được với vùng vận hành.

D.Khi môi trường không có Lactose thì phân tử prôtein ức chế sẽ liên kết với ARN pôlimeraza làm cho nó bị biến đổi cấu hình nên có thể liên kết được với vùng khởi động,

Câu 26 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Đại học Vinh năm 2015 

Khi nói về hoạt động của operon Lac phát biểu nào sau đây không đúng ?

A.      Đường Lactozo làm bất hoạt động protein ức chế bằng cách một số phân tử đường bám vào protein ức chế làm cho cấu trúc không gian của protein ức chế bị thay đổi

B.       Trong một operon Lac, các gen cấu trúc Z,Y,A có số lần nhân đôi và phiên mã khác nhau

C.      Trong một operon Lac, các gen cấu trúc Z,Y,A có số lần nhân đôi và phiên mã bằng nhau

D.      Gen điều hòa và các gen cấu trúc Z,Y,A có số lần nhân đôi bằng nhau

Câu 27 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015 

Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có lactozo và khi môi tường không có lactozo?

A. Một số phân tử lactozo liên kết với protein ức chế

B. Các gen cấu trúc Z, Y, A  phiên mã tạo ra các phần tử mARN tương ứng

C. Gen điều hòa R tổng hợp protein ức chế

D. ARN poliemeraza liên kết với vùng khởi động của operon Lac và tiến hành phiên mã

Câu 28 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hưng Yên năm 2015

Nói về hoạt động của các gen trong nhân tế bào, phát biểu nào sau đây là chính xác?

A. Các gen có số lần nhân đôi bằng nhau.

B. Các gen có số lần phiên mã bằng nhau.

C. Các gen trội luôn biểu hiện thành kiểu hình.

D. Cả hai mạch của gen đều có thể làm khuôn để phiên mã.

Câu 29 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hưng Yên năm 2015

Phát biểu nào sau đây chính xác?

A.Trong quá trình phiên mã, cả 2 mạch của gen đều được sử dụng làm khuôn để tổng hợp phân tử mARN.

B.Trong quá trình dịch mã, riboxom trượt trên phân tử mARN theo chiều từ đầu 3’ – 5’ của mARN.

C.Tính thoái hóa của mã di truyền là hiện tượng một bộ ba mang thông tin quy định cấu trúc của một số loại aa.

D.Trong một chạc ba tái bản, mạch được tổng hợp gián đoạn là mạch có chiều 3’ – 5’ so với chiều trượt của enzim tháo xoắn.

Câu 30 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hưng Yên năm 2015

Khi nói về opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, phát biểu nào sau đây không đúng?

A.Khi môi trường có hoặc không có lactôzơ, gen điều hòa vẫn sản xuất prôtêin ức chế.

B.Enzim ARN pôlimeraza bám vào vùng khởi động (P) để khởi động quá trình phiên mã.

C.Prôtêin ức chế bám vào vùng vận hành (O) làm ngăn cản quá trình phiên mã.

D.Gen điều hòa nằm trong thành phần cấu trúc của opêron Lac.

Câu 31 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015 

Trong các đặc điểm nêu dưới đây, có bao nhiêu đặc điểm có ởquá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực và có ở quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ?

1. Có sự hình thành các đoạn Okazaki.

2. Nuclêôtit mới được tổng hợp sẽ liên kết vào đầu 3' của mạch mới.

3. Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu tái bản.

4. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.

5. Enzim ADN pôlimêraza không làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN.

6. Sử dụng các loại nuclêôtit A, T, G, X, U làm nguyên liệu.

Phương án đúng là

A. 4.                                      B. 3.                            C. 5.                            D. 6.

Câu 32 : Đề thi thử THPT Quốc Gia Chuyên Thái Nguyên năm 2015

Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa G – X, A- T và ngược lại được thể hiện trong cấu trúc phân tử và quá trình nào sau đây?

(1)        Phân tử AND mạch kép   

(2)        Phân tử tARN

(3)        Quá trình phiên mã

(4)        Quá trình dịch mã

A. (1), (3) và (4)            B. (1)           C. (1) và (2)               D. (3) và (4)

Câu 33 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Quang Trung  năm 2015

Cho các hiện tượng sau:

(1): Gen điều hòa của operon Lac bị đột biến dẫn đến protein ức chế bị biến đổi không gian và mất chức năng sinh học

(2) Đột biến mất phần khởi động (vùng P) của operon Lac

(3) Gen cấu trúc Y bị đột biến dẫn tới protein do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng.

(4) Vùng vận hành (vùng O) của operon Lac bị đột biến và không còn khả năng gắn kết với protein ức chế

(5) Vùng khởi động của gen điều hòa bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả năng gắn kết với enzim ARN polimeraza

Trong các trường hợp trên, khi không có đường lactozo có bao nhiêu trường hợp operon Lac vẫn thực hiện phiên mã?

A. 2                             B. 4                             C. 5                             D. 3

Câu 34 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hùng Vương năm 2015

Ở người, có nhiều loại protein có tuổi thọ tương đối dài. Ví dụ như Hemoglobin trong tế bào hồng cầu có thể tồn tại hàng tháng. Tuy nhiên cũng có nhiều protein có tuổi thọ rất ngắn, chỉ tồn tại vài ngày, vài giờ hoặc thậm chí vài phút. Lợi ích của các protein có tuổi thọ ngắn là gì?

(1)Chúng là các protein chỉ được sử dụng một lần

(2)Chúng bị phân giải nhanh để cung cấp nhiên liệu cho tổng hợp các protein khác

(3)Chúng cho phép tế bào kiểm soát quá trình điều hòa hoạt động của gen ở mức sau phiên mã một cách chính xác và hiệu quả hơn

(4)Các protein tồn tại quá lâu thường làm cho các tế bào bị ung thư

(5)Chúng bị phân giải nhanh để cung cấp nguyên liệu cho tổng hợp các axit nucleic khác

(6)Chúng giúp tế bào tổng hợp các chất tham gia tổng hợp AND

Số nhận định đúng là

 A.  1                          B.  2                              C.  3                            D.  4

Câu 35 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Phan Bội Châu  năm 2015 :

Cho các thông tin sau, có bao nhiêu thông tin nói về quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực?

(1)   Xảy ra trong tế bào chất

(2)   Cần axit deoxiribonucleic trực tiếp làm khuôn.

(3)   Cần ATP và các axit amin tự do

(4)   Xảy ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc khuôn mẫu

A. 2                B. 4                C. 3                         D. 1

Câu 36 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Quang Trung  năm 2015 :

Nguyên tắc bổ sung có vai trò quan trọng đối với các cơ chế di truyền nào ?

   1. Nhân đôi ADN.             2. Hình thành mạch pôlinuclêôtit.            3. Phiên mã.        

   4. Mở xoắn.                       5. Dịch mã.                                               6. Đóng xoắn.

Phương án đúng là:    

A. 1,2,4.                       B. 1,3,6.                       C. 1,2,5.                     D. 1,3,5.

Câu 37 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Quang Trung  năm 2015

Xét các phát biểu sau đây:

(1)Tính thoái hóa của mã di truyền là hiện tượng một bộ ba mang thông tin quy định cấu trúc của một loại aa

(2)Trong quá trình nhân đôi DNA, mạch được tổng hợp gián đoạn là mạch có chiều 3’ – 5’ so với chiều trượt của enzim tháo xoắn

(3)Tính phổ biến của mã di truyền là hiện tượng một loại aa do nhiều bộ khác nhau quy định tổng hợp

(4)Trong quá trình phiên mã, cả 2 mạch của gen đều được sử dụng làm khuôn để tổng hợp phân tử mARN

(5)Trong quá trình dịch mã, riboxom trượt trên phân tử mARN theo chiều từ đầu 3’ – 5’ của mARN

Trong 5 phát biểu trên,có bao nhiêu phát biểu nào đúng?

A. 3                             B. 4                             C. 2                             D. 1

Câu 38 : Đề thi thử THPT Quốc gia Sở GD Hồ Chí Minh  năm 2015

Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về quá trình dịch mã:

(1)   Ở tế bào nhân sơ, sau khi được tổng hợp foocmin Metionin  được cắt khỏi chuỗi polipeptit.

(2)   Sau khi hoàn tất quá trình dịch mã, riboxom tách khỏi mARN và giữ nguyên cấu trúc để chuẩn bị cho quá trình dịch mã tiếp theo

(3)   Trong dịch mã ở tế bào nhân thực, tARN mang axit amin mở đầu là Metionin đến riboxom để bắt đầu dịch mã.

(4)   Tất cả protein sau dịch mã đều được cắt bỏ axit amin mở đầu và tiêp tục hình thành các cấu trúc bậc cao hơn để trở thành protein có hoạt tính sinh học.

(5)   Quá trình dịch mã kết thúc khi riboxom tiếp xúc vói bộ ba kết thúc UAA.

A. 2                B. 3               C. 4                               D.1

Để làm thêm bài tập các bạn vui lòng tại tại đây 

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Sinh lớp 12 - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2021